Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Các quyền và nhiệm vụ
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- ) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Tổng giám đốc điều hành
Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: Chief Executive Officer – CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE).
Một số nhiệm vụ
- Định hướng phát triển
- Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
- Phát triển nhân lực
- Quản lý bán hàng
- Quản lý chất lượng
- Quản lý chi phí (Quản lý chi tiêu)
- Quản lý chuỗi cung cấp
- Quản lý công nghệ
- Quản lý dịch vụ
- Quản lý dự án
- Quản lý giá trị thu được
- Quản lý hồ sơ
- Quản lý mâu thuẫn
- Quản lý môi trường
- Quản lý mua sắm
- Quản lý năng lực
- Quản lý nhân sự
- Quản lý phân phối
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng)
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý sản xuất
- Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài)
- Quản lý tài nguyên
- Quản lý thay đổi
- Quản lý thương hiệu
- Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị)
- Quản lý tri thức
- Quản lý truyền thông
- Quản lý tuân thủ
- Quản lý vấn đề
- Quản lý văn phòng
- Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động)
- Quản lý vòng đời sản phẩm
- Tổ chức công việc
- Tổ chức hỗ trợ
- Thiết kế giải pháp
- Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình)
- Xây dựng chiến lược
- Xây dựng chính sách
Phòng Tài chính kế toán
A/ Chức năng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- – Công tác tài chính;
- – Công tác kế toán tài vụ;
- – Công tác kiểm toán nội bộ;
- – Công tác quản lý tài sản;
- – Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- – Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty;
- – Quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty;
- – Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
B/ Nhiệm vụ:
- · Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty trình Tổng giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- · Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
- · Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty;
- · Tham mưu giúp Tổng giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc;
- · Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn công ty;
- · Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho Ban giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
- · Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công ty.
- · Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty;
- · Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc;
- · Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
- · Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động SX-TM-DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
- · Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
- · Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
- · Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.
- · Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định.
- · Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
C/ Quyền hạn:
- · Được quyền yêu cầu các đơn vị trong công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
- · Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của công ty;
- · Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc;
- · Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Tổng giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- · Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
D/ Trách nhiệm:
- · Xây dựng trình Tổng giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của phòng mình được quy định tại mục A, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;
- · Bảo đảm tuân thủ theo quy định của công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc;
- · Thường xuyên báo cáo Tổng giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- · Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được công ty giao;
- · Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;
Phòng Marketing
1/ Phòng marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng.
Theo Marketing Philip Kotler: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác
Mục đích: Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác Marketing, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu. Quản lý, điều hành trực tiếp Phòng Marketing.
2/ Chức năng của phòng marketing:
- – Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
- – Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
- – Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
- – Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- – Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)
- – Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.
- – Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.
2a.Trách nhiệm:
+ Trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành:
- a.Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược phát triển phát triển thị trường, phát triển thương hiệu của Công ty
- b.Tham mưu, đề xuất cho Tổng Giám đốc các biện pháp nhằm tăng hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí không cần thiết
- trong hoạt động của Phòng;
- c.Trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong Phòng Marketing;
- d.Chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu và hiệu quả hoạt động của Phòng Marketing;
- e.Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, bổ nhiệm, bãi nhiệm, thôi giữ chức vụ, xét đặt cách nâng lương, tiếp nhận và bố trí nhân sự trực thuộc Phòng;
- f.Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế, quy định về hoạt động của Phòng Marketing;
- g.Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở CB-NV trực thuộc trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế, nội quy, quy định Công ty; thực hiện đánh giá và báo cáo Tổng Giám đốc về việc chấp hành các quy định này của CBNV trực thuộc;
- h.Chỉ đạo tổ chức các chương trình đào tạo và tái đào tạo CBNV trực thuộc để đáp ứng yêu cầu vị trí công việc trong Phòng;
2b.Trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ:
- a.Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động hàng ngày của Phòng Marketing, bao gồm các công tác nghiên cứu và tổng hợp từ các nguồn thông tin thị trường;
- b.Lập kế hoạch marketing hỗn hợp, nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra về tổng hợp và khai thác thông tin. Trên cơ sở đề xuất kế hoạch hành động cho từng giai đoạn phát triển;
- c.Chủ động trong công tác tổng hợp nghiên cứu thị trường, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm thị trường, loại hình dịch vụ, tham mưu cho Tổng Giám đốc định hướng phát triển và đầu tư của Công ty;
- d.Đề xuất chiến lược marketing sản phẩm bao gồm các kế hoạch hành động cụ thể, ngân sách thực thi,…..
- e.Phối hợp và hỗ trợ Phòng kinh doanh trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả (thông qua tư vấn giao tế, phát ngôn, ….).
- f.Thực hiện và đánh giá các bước triển khai của kế hoach marketing tổng thể
- g.Quản lý và giám sát công tác in ấn, xuất bản mọi tài liệu liên quan đến marketing, nhằm đảm bảo thống nhất theo quy chuẩn về thiết kế của bộ thương hiệu
- h.Phân phối các ấn phẩm quảng cáo và truyền thông để quảng bá hoạt động của công ty cũng như cung cấp và định hướng thông tin cho công chúng;
- i.Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh công ty.
- j.Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và cộng đồng;
- k.Quản lý và lưu giữ tranh ảnh, tài liệu báo chí cũng như các bộ phim, video về hoạt động nhằm đưa ra được bức tranh về hoạt động của nhóm Công ty;
- l.Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, báo chí tạo hình ảnh tốt đẹp của công ty trước công chúng để đảm bảo hình ảnh Công ty được thể hiện một cách tốt nhất ra công chúng;
- m.Xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa công ty, tổ chức sự kiện công ty, xây dựng phong trào tập thể nhằm nâng cao tinh thần sáng tạo, đoàn kết và chia sẻ của toàn bộ các thành viên trong công ty;
- n.Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ nhằm cập nhật tình hình hoạt động của các phòng ban và xây dựng hình ảnh công ty tới tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty;